
Watchmen (2009) – tác phẩm thuộc vũ trụ DC Comics của đạo diễn Zack Snyder với thời lượng 3h35 thật không dễ dàng để phân tích và
review. Bởi
lẽ phim không chỉ bóc trần những mảng tối của chủ nghĩa siêu anh hùng mà còn cài cắm ý niệm về hòa bình và đả kích nền hòa bình giả tạo vẫn ở quanh chúng ta. Với thời lượng 3h35, chúng ta
có thể
thấy
rất
nhiều
những
câu chuyện
có lớn
có nhỏ
về
các siêu anh hùng trong một thế giới có chất liệu hiện thực xen lẫn giả tưởng với một phần lịch sử được thay đổi.
Bắt đầu bằng cái chết của Edward Blake – người được biết đến (một cách không công khai) với cái tên The
comedian – một
trong 6 người hùng mang mặt nạ của Watchmen (Rorschach, The comedian, Nite
Owl, Silk Spectre, Ozymandias, Dr Manhattan) Rorschach – kẻ có mặt nạ với hình thù kì dị luôn di chuyển - đã lên tiếng cảnh báo bốn người đồng đội còn lại trong nhóm về một khả năng bị tấn công và mạch truyện chính là cuộc truy tìm tung
tích kẻ
ám sát The comedian của Rorschach và Nite Owl.
Song song với mạch truyện chính là hai
nhánh phụ:
những
mẩu
chuyện
nhỏ
về quá
khứ
của
các siêu anh hùng và thế giới truyện tranh của người thuyền trưởng theo dấu bọn hải tặc để bảo vệ quê hương mình. Hai nhánh này vừa giải thích ý đồ cho mạch truyện chính, vừa xâu chuỗi các sự kiện lại để đảm bảo tính logic khi phim sở hữu một lượng nhân vật khá lớn và ban đầu gây khó khăn cho
người xem khi họ không thể biết ngay tên và vai trò của các nhân vật.
Watchmen sở hữu cái kết thông minh mặc dù trong suốt quá trình đằng đẵng ba giờ đồng hồ có thể người xem đã bị phân tâm bởi nhiều câu chuyện: từ sự khốc liệt của chiến tranh, sự ghê rợn của những cuộc thanh trừng siêu anh hùng,
ý nghĩa thực
sự
của
Dr Manhattan đối
với
nước Mỹ, đến cả sự ngọt ngào quyến rũ của cuộc làm tình hoang dại giữa hai con người,…
Watchmen mang đến màu sắc trung tính cho một cuộc đối đầu giữa cái thiện và cái ác. Cái
ác ở
đây có thực
sự
ác? Hay đó chỉ
là con tốt
thí cho một
nền
hòa bình được ngụy tạo mà thôi. Mượn câu chuyện siêu anh hùng, Zack Snyder đã kể cho chúng ta một câu chuyện về chiến tranh và hòa
bình. Bắt
đầu
bằng
việc
người Mỹ giành chiến thắng trong chiến tranh Việt Nam dưới sự giúp đỡ của Dr Manhattan, xuyên suốt chiều dọc phim là sự căng thẳng của Chiến tranh lạnh và kết thúc bằng một nền hòa bình chưa rõ sẽ có thể duy trì bao lâu.
Tuyến nhân vật được xây dựng rất tỉ mỉ và có cá tính rõ ràng. Nổi bật nhất là Dr Manhattan
– một
vị
thần
đúng nghĩa của
nước Mỹ, có được siêu năng lực nhìn thấy tương lai nhưng không tìm được ý nghĩa thực sự của hành tinh xanh đối với mình, Rorschach
– người anh hùng yêu cái thiện đến cuối cùng vẫn mải mê theo đuổi chính nghĩa dù phải trả giá đắt. Về bề nổi, có thể thấy được góc khuất của siêu anh hùng,
có khi là kẻ
giết
người không chớp mắt, một kẻ hiếp dâm đáng ghê tởm, có khi lại là một người cha mong muốn đoàn tụ với con gái mình. Nếu đặt mình trong văn
hóa đại
chúng Mỹ,
có thể
dễ
dàng thấy
được phim đang mỉa mai việc thần tượng hóa hình tượng các siêu anh hùng, thực ra họ cũng chỉ là những người đôi khi là anh
hùng trong chiếc
mặt
nạ
công lý mà thôi.
Cảnh phim yêu thích nhất của tôi là cảnh hồi tưởng quá khứ của Dr Manhattan khi anh còn là nhà vật lý học Jon Osterman,
anh và Janey Slater gặp nhau lần đầu tiên qua người bạn cũng là nhà vật lý học Wally Weaver,
khi cô lần
đầu
bắt
chuyện
với
anh bằng
việc
đưa
cho anh một
cốc
bia. Sự
kết
hợp
hoàn hảo
của
bản
nhạc
Pruit Igoe and Prophecies với phân cảnh này khiến tôi rất xúc động về khoảnh khắc khi còn là con người của Dr Manhattan. Dù
chỉ
là một
phân cảnh
nhỏ
không quá quan trọng với dòng thời gian của mạch truyện chính nhưng nó đã xây dựng nên tính cách sau này của Dr Manhattan khiến nhân vật này không thể dứt bỏ sợi dây liên kết với quá khứ của anh.
Với Watchmen, chúng ta không cần phải vội, vì tất cả những gì hay ho nằm ở cách tận hưởng từng phút đồng hồ với bộ phim này.
Một lưu ý nho nhỏ về hình ảnh của Việt Nam xuất hiện ở đoạn đầu phim, chiến tranh Việt Nam được đưa vào với dụng mỉa mai người Mỹ - họ chỉ thắng được Việt Nam khi họ có một vị thần. Một chi tiết khác nếu bạn quan tâm đến lịch sử là sự kiện tự thiêu của nhà sư Thích Quảng Đức để phản đối chính quyền Ngô Đình Diệm cũng được đề cập.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét